Việt Nam quốc gia đầu tiên đứng đầu sở hữu tiền mã hóa

Việt Nam quốc gia đầu tiên đứng đầu sở hữu tiền mã hóa

Tiền mã hóa được xem là loại tiền mật tính điện tử, tiền số, tiền ảo. Nói cách khác đây là một dạng tiền mặt kỹ thuật số nó cho phép các cá nhân có thể truyền tải mọi giá trị cùng tồn tại trong một môi trường kỹ thuật số. Đã có nhiều người cho rằng hệ thống này liệu nó có giống với PayPal hay các ứng dụng của ngân hàng nhà nước hay không? Tuy nhiên, nhìn bề ngoài của ứng dụng thì có vẻ giống nhau. Nhưng thật ra chúng lại khác nhau hoàn toàn về mọi mặt đấy. Điều đáng chú ý nhất đó chính là hiện tại Việt Nam chính là quốc gia đầu tiên đứng đầu sở hữu tiền mã hóa.

Việt Nam đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa

Trong cuộc khảo sát của Finder, Việt Nam vượt 26 quốc gia để dẫn đầu về tỷ lệ người dùng. Khoảng 20% số người được hỏi cho biết đã từng mua Bitcoin. Theo công bố gần đây của website so sánh sản phẩm tài chính Finder. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng. Số liệu này lấy từ cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia. Cụ thể, bên cạnh Việt Nam, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ và Indonesia cũng đang dẫn đầu xu hướng sử dụng tiền mã hóa. Finder chỉ ra tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa (trong số những người được hỏi) tại Việt Nam là 41%. Trong đó số lượng người đã mua Bitcoin là 20%.

Ngoại trừ Ấn Độ, 4 cái tên dẫn đầu cuộc khảo sát là các quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia (30%), Ấn Độ (30%), Malaysia (29%), Philippines (28%). Những quốc gia còn lại phần lớn nằm ở châu Mỹ, châu Âu và Đông Á. Anh và Mỹ là 2 quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa thấp nhất bảng khảo sát; tương ứng con số 8 và 9%. Báo cáo cũng ghi nhận xu hướng gia tăng tỷ lệ người dùng ở các quốc gia khu vực Mỹ Latinh như Brazil (22%).

Việt Nam đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa
Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về mức độ chấp nhận tiền số

Theo chuyên gia nhận định về tình trạng sử dụng tiền mã hóa

Theo Cointelegraph, lạm phát gia tăng kiểm soát vốn bị siết chặt. Và triển vọng tài khóa tiêu cực là lý do khiến loại tài sản số phát triển nhanh chóng ở châu lục này. Mỗi quốc gia trong cuộc khảo sát có từ 1.160-2.511 người trả lời. Finder lưu ý các cuộc khảo sát không mang tính đại diện cho toàn quốc. Do cơ sở hạ tầng của Google ở ​​mỗi lãnh thổ khác nhau. Trong báo cáo hồi tháng 6 của Cointelegraph, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về tỷ lệ đầu tư Bitcoin trong năm 2020. Đáng chú ý, nền kinh tế của Việt Nam hiện xếp thứ 53 nếu xét trên tổng sản phẩm quốc nội.

“Phương thức chuyển tiền có vai trò quan trọng. Tác động đến hiện trạng sử dụng tiền mã hóa hiện nay của Việt Nam. Tiền mã hóa đồng thời là lựa chọn cho những Việt kiều có nhu cầu gửi tiền về nhà nhanh chóng mà không mất phí”. Finder đánh giá thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần khẳng định Bitcoin. Và các loại tiền mã hóa tương tự không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.

Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin. Và các loại tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Không chỉ thế việc sở hữu, mua bán; sử dụng tiền mã hóa như một loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân. Và không được pháp luật thừa nhận hay bảo vệ.

Theo chuyên gia nhận định về tình trạng sử dụng tiền mã hóa
Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về tỷ lệ đầu tư Bitcoin trong năm 2020

Điều gì làm cho tiền mã hoá trở nên độc đáo?

Thực tế, tiền mã hóa rất độc đáo. Mặc dù, nó có các chức năng chính hoạt động tương tự như nhiều hệ thống tiền mặt điện tử. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống không thuộc sở hữu của bất kỳ bên nào. Một loại tiền mã hoá tốt phải đảm bảo được tính phi tập trung.

Sự phi tập trung của các mạng lưới tiền mã hoá khiến chúng có khả năng chống bị tắt đột ngột; kiểm duyệt một cách hiệu quả. Ngược lại, để làm tê liệt một mạng tập trung. Bạn chỉ cần phá vỡ máy chủ chính. Nếu một ngân hàng bị xóa sạch cơ sở dữ liệu và không có bản sao lưu, sẽ rất khó xác định số dư của người dùng. Với tiền mã hóa, mỗi node giữ một bản sao của cơ sở dữ liệu. Mỗi người hoạt động hiệu quả như một máy chủ riêng lẻ. Vài node lẻ có thể chuyển sang chế độ offline. Nhưng các node khác trên cùng mạng vẫn có thể lấy thông tin từ các node khác.

Do đó, tiền mã hoá có thể hoạt động 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Chúng cho phép chuyển giá trị đến mọi nơi trên toàn cầu; mà không cần sự can thiệp của các bên trung gian. Đây là lý do tại sao chúng ta thường gọi nó là tính chất  không cần cấp quyền: bất kỳ ai có kết nối Internet đều có thể chuyển tiền.

Mọi thông tin chi tiết về thông tin kinh tế, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 11 = 16