Tình trạng thị trường rau củ trong mùa dịch Covid-19

Nhà vườn

Một số điểm bán online tại TP.HCM đã giảm giá rau củ quả trên dưới 10% so với trước. Đầu tháng 6, khi dịch bùng phát, thương lái không thu mua rau tại các vườn cây ăn trái ở Hooc Môn nên sau vài ngày, giá rau ăn lá một kg tăng lên 40.000 đồng và giữ nguyên cho đến ngày nay. Khi các chợ đầu mối đóng cửa, người bán nhà vườn, nhà từ thiện vào tận vườn chờ mua rau khiến giá cả tháng 7 tăng cao. Tuy vậy vẫn có nhiều nhà buôn ngán ngẩm với tình trạng bị ép giá rau đến rẻ mạt thành ra không muốn bán.

Chia sẻ của nhà vườn

“Giá rau rẻ còn 1.000 – 2.000 đồng/kg thế này, tôi chẳng muốn cắt đi để bán, tiền bán không đủ tiền công cắt”. Đó là những lời chia sẻ của anh Ngô Hùng, trú tại Ea Kmut (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) khi nói về vườn rau nhà mình. Đã gần 20 năm trồng rau, anh cho biết chưa có năm nào gia đình anh lại rơi vào tình cảnh như vậy. Từ đầu năm đến giờ, lứa rau nào thu hoạch xong cũng chẳng biết bán cho ai. Giá bán thì rẻ như cho, không đủ công cắt.

Đợt thu hoạch này, anh trồng các loại rau như cải ngọt, cải đắng, hành lá, xà lách… với diện tích gần 2ha. Dự tính, anh thu khoảng vài chục tấn tấn rau các loại. Tuy nhiên, giá cả các loại đều rẻ chung như nhau, chỉ dao động từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, và đặc biệt thương lái không đến mua.

“Nếu tôi liên hệ thì thương lái họ cũng đến mua đấy nhưng nhà tôi lại phải mất công cắt. Với giá này, tôi còn chẳng muốn bán, tôi đã liên hệ các nhà từ thiện để cắt toàn bộ số rau của gia đình đem cho các khu vực bị phong tỏa và những người khó khăn”, anh Hùng chia sẻ.

Tính từ đầu vụ đến nay, anh đã cho gần 30 tấn các loại. Bao gồm cả rau của nhà và rau đi xin của những gia đình khác. “Không ít gia đình khác trong xã tôi cũng rơi vào tình trạng tìm đầu ra cho rau mỏi mắt. Vì thế, tôi thường liên hệ để đi xin cho các đoàn từ thiện”, anh cho hay.

Thua lỗ vì trồng rau củ

Trước đó, vụ rau thu hoạch vào hồi tháng 2 năm nay, anh cũng đem cho hàng nghìn cây rau súp lơ. Còn cả tấn rau cải dưa cũng đem làm phân bón vì cho cũng không ai lấy. Anh cho biết chưa năm nào khó khăn như năm nay. 1 năm nay, anh thua lỗ mất khoảng gần 100 triệu đồng tính cả tiền mua giống, phân bón chăm cây và tiền thuê đất để trồng rau.

rau củ
Vườn rau

“Xã tôi chủ yếu làm nông nghiệp nên tôi cũng chưa biết sẽ chuyển hướng làm gì khác. Thời gian tới, tôi vẫn sẽ trồng rau thôi. Tôi chỉ hy vọng dịch bệnh mau qua đi để mọi thứ trở về bình thường. Người dân trồng rau như tôi không phải lao đao”, anh nói.

Không chỉ có nhà anh Hùng, nhiều hộ gia đình trồng rau trong xã cũng mỏi mắt tìm đầu ra cho vườn rau nhà mình. Dù giá chỉ 1.000 – 2.000 đồng/kg rau, họ vẫn chấp nhận bán nếu có thương lái đến mua. Còn không bán được, họ liên hệ đến anh Hùng để cho rau, các đoàn từ thiện sẽ đến cắt.

Khâu vận chuyển cũng ảnh hưởng đến giá rau củ

Trao đổi với báo chí, ông Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kmut cho biết; địa phương chủ yếu làm nông nghiệp nên rau, củ rất nhiều. “Thời điểm này, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đường sá không lưu thông được; nên khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến giá cả các mặt hàng nông sản”, ông cho hay.

Theo ông, đợt dịch này giá rau giảm mạnh, một số gia đình lựa chọn cho rau để làm từ thiện. Để ủng hộ cho các khu vực bị cách ly và các bếp ăn nấu cho khu cách ly. Còn giá cả rau biến động theo ngày và tùy theo loại rau mà có giá khác nhau.

Tình trạng thị trường hiện tại

Mỗi ngày, khách hàng có thể chốt đơn tới 1.000 tấn rau củ quả. Người dân đăng ký mua theo combo với nhiều loại nông sản khác nhau, được đóng gói, chia theo khối lượng cố định. Tiền được thanh toán qua chuyển khoản, đảm bảo an toàn phòng dịch.

“Sau khi công bố tiếp nhận đơn đặt hàng combo nông sản; website liên tục bị “sập” do lượng truy cập tăng vọt. Thậm chí, có thời điểm ghi nhận khoảng 53.000 người truy cập”, ông Trần Minh Hải; Giám đốc Trung tâm Kinh tế đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác (CCD) – đơn vị quản lý website này (thành viên Tổ Công tác 970), cho biết.

Lấy thực phẩm
Người dân đăng ký mua theo combo

Cũng theo ông Hải, nông sản bán theo combo giúp người dân không phải đi lại nhiều; ngồi ở nhà có thể tương tác chọn lựa đăng ký mua theo combo với nhiều loại nông sản khác nhau, được đóng gói, chia theo khối lượng cố định. Tuy nhiên, khối lượng đơn hàng đặt lẻ là rất lớn khiến khâu phân loại, xử lý thông tin bị quá tải. Và trong điều kiện giãn cách, vận chuyển giao từng đơn lẻ rất khó khăn. Do đó, ông Hải khuyến cáo, người tiêu dùng nếu trong cùng một khu dân cư, chung một tòa nhà có thể gom đặt chung đơn. Để các đơn vị phân phối giao hàng được tập trung hơn, thuận tiện hơn.

Cập nhật thêm nhiều tin tức hay khác ngay tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 13 − = 6