Thủ thuật phối hợp cây và hoa để tạo nên một ban công xanh mát

Thủ thuật phối hợp cây và hoa để tạo nên một ban công xanh mát

Đối với một căn nhà bình thường thì lan can là một phần quan trọng của mặt tiền. Để mặt tiền ấy có thể trở nên nổi bật thì cần phải thiết kế lan can ban công như thế nào?

Lan can ban công là một loại công trình kiến trúc – xây dựng tương đối là kiên cố, đóng vai trò như là rào cản, đảm bảo được sự an toàn cho con người khi đứng ở một độ cao nhất định nào đó. Ngoài vai trò đó ra thì lan can cùng với ban công còn là một nơi thư giãn, nghỉ ngơi của con người sau một khoảng thời gian làm việc vất vả. Vì thế mà ngày nay người ta hiện rất chú ý đến khâu thiết kế lan can ở ban công. Đây không chỉ là một trong những thiết kế về mặt xây dựng mà còn là dạng thiết kế, trang trí về mặt thẩm mỹ.

Thiết kế lan can ban công cần chú ý đến

  • Độ cao lan can: Để đảm bảo an toàn, lan can phải cao ít nhất 90cm. Trên các tầng cao hơn, bạn nên thiết lế lan can cao 1,1m, chiều rộng giữa các thanh sắt/ gỗ lan can không vượt quá 12cm.
  • Trọng lượng của ban công cùng các đồ vật, phụ kiện trang trí.
  • Vật liệu lan can: Thường sử dụng thép không gỉ và thanh gỗ ngang cho khu vực phía trước của lan can. Hoặc có thể sử dụng kính với một phong cách hiện đại.

Lợi ích khi sử dụng lan can ban công

Trong những thiết kế nhà cao tầng, ban công thường được xây dựng để tận dụng khoảng lưu không trên cao. Mỗi ban công đều được làm lan can vì nhiều mục đích khác nhau và bằng vật liệu chủ yếu là sắt mỹ thuật. Vậy lợi ích khi thiết kế lan can sắt đẹp là gì?

Tăng diện tích sống cho ngôi nhà lan can ban công

Tăng diện tích sống cho ngôi nhà lan can ban công
Thông thường mỗi ban công rộng từ 2-6m2 tùy vào thiết kế

Không chỉ những ngôi nhà có diện tích chật hẹp mà kể cả những ngôi nhà rộng lớn cũng tận dụng khoảng lưu không rộng rãi trên cao để gia tăng diện tích sống trong ngôi nhà. Thông thường mỗi ban công rộng từ 2-6m2 tùy vào thiết kế, vậy là mỗi căn phòng có ban công đều được nới rộng thêm từng ấy diện tích. Bạn có thể tận dụng khoảng không gian nhỏ xinh này để làm những điều mà mình thích.

Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Lan can sắt là một trong những kết cấu ngoại thất nổi bật của nhiều căn nhà cao tầng. Với sự kết hợp hài hòa về kiểu dáng, màu sắc cũng như phong cách cùng các công trình ngoại thất quan trọng khác như hàng rào sắt, cổng sắt… thực sự mang lại cái nhìn đồng điệu cho tổng thể ngoại thất ngôi nhà.

Phối hợp lan can với

Sử dụng giỏ treo trên ban công

Cùng với việc thiết kế ban công thì lan can là không gian không thể bỏ qua. Bạn có thể treo giỏ, hộp hoa để làm mờ các đường nét thô cứng của lan can. Mặt khác, nó còn giúp bạn tiết kiệm tối đa không gian, nhất là không gian sàn.

Những chiếc chậu như thế này được thiết kế chắc chắc với móc xích hoặc dây nhựa để gài chặt, móc cẩn thận vào thành ngoài của lan can. Hơn nữa những loại cây trồng ở đây thường là loại thân thảo hoặc thân gỗ nhỏ xinh, không phát triển rậm rạp, um tùm. Đặc điểm của các loại chậu trồng hoa treo là chúng cần có độ rủ cần thiết, tạo sự lãng mạn, buông rủ tự nhiên.

Việc bố trí cây ở thành ngoài lan can thuận tiện cho việc chăm sóc. Hàng ngày bạn có thể dễ dàng ngắm chúng dù đứng hay ngồi. Việc bón phân, tưới cây hay bắt sâu cũng vô cùng dễ dàng.

Trồng cây leo trên ban công

Trồng cây leo trên ban công
Những cây dạng leo bám ngoài lan can để giúp không gian bên trong ban công rộng hơn

Những cây dạng leo bám ngoài lan can để giúp không gian bên trong ban công rộng hơn. Đặc biệt, cây leo sẽ biến lan can cằn cỗi thành một bức tranh thực sự.

Sử dụng các loại chậu kẹp

Ban công thường có diện tích nhỏ. Nên việc khai thác tối đa hiệu quả của lan can là rất quan trọng. Sử dụng chậu kẹp có phần xẻ rãnh để gắn trực tiếp lên lan can là lựa chọn hay. Chúng sẽ biến hàng rào lan can trở nên độc đáo, hấp dẫn hơn.

Những chậu kẹp này được thiết kế đẹp mắt, nhiều màu sắc. Có thể gắn trên thành lan can mà không bị xô lệch, đổ vỡ. Chúng còn mang tính thẩm mỹ vì không cần thêm bất cứ dụng cụ hỗ trợ hay các dây chằng vướng víu. Chúng còn có thể di chuyển một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc bố trí, sắp xếp.

Bạn hãy vận dụng những thủ thuật trên để thiết kế lan can ban công cho riêng mình; mà không hề tốn nhiều chi phí. Ban công với khung sắt, gỗ vốn khô khan, nhàm chán. Thì sẽ trở nên hấp dẫn, đáng yêu biết nhường nào. Bản thân bạn cũng tự tìm được một không gian vô cùng tuyệt vời. Nếu chưa thực hiện, bạn hãy bắt đầu ngay nhé!

Trang mcnifica.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 53 − 45 =