Nền kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định

Nền kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Nhưng tình hình kinh tế vẫn vượt lên khỏi sự khó khăn chung. Một bức tranh nền kinh tế xã hội ở Việt Nam vẫn còn gam màu sáng. Bởi theo báo cáo của tình hình kinh tế từ đầu năm 2021 tổng sản lượng trong nước ước tính tăng hơn so với năm 2020. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá xem thực hư như thế nào mà đã khiến cho nền kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định nhé.

Kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm tiếp tục ổn định

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2021 chiều 1/7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ nguyên các mục tiêu tăng trưởng năm 2021. Trước đó, tại họp báo thường kỳ công bố tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu 2021 ngày 29/6. Tổng cục Thống kê nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ổn định. Và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực là do sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt và rất sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; nhân dân cả nước.

Người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng đã kiến nghị giữ nguyên các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dự báo khó khăn vẫn là xu hướng chủ đạo. “6 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới chứng kiến sự phục hồi không đồng đều, các quốc gia phát triển phục hồi khá mạnh mẽ, ngược lại các quốc gia đang phát triển phục hồi chậm. Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho kiềm chế lạm phát…” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm tiếp tục ổn định
Xuất khẩu duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

Triển vọng tích cực kinh tế Việt Nam 2021

Nhận định trên được hãng phân tích đưa ra tại báo cáo “Tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ đại dịch”. Cụ thể, nhóm chuyên gia dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết. Giá trị xuất khẩu tháng 7 năm 2021 tăng 8,4% so với cùng kỳ lên khoảng 27 tỷ USD. “Việc xuất khẩu duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Cho thấy sức chống chịu tương đối tốt của hoạt động xuất nhập khẩu trước đại dịch”, các chuyên gia phân tích đánh giá. Trong 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tăng lên 185,3 tỷ USD, tăng 25%.

Những mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong tháng 7/2021. Bao gồm hạt tiêu (tăng 128,7%), thép (tăng 122,7%), phương tiện vận tải và linh kiện (tăng 68,9%), sợi dệt (tăng 55,6%) và hóa chất (tăng 42,0%). Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu sụt giảm bao gồm hàng điện tử & máy tính (giảm 13,9%); đồ chơi và dụng cụ thể thao (giảm 28,9%), dầu thô (giảm 36,7%), sắn và sản phẩm (giảm 12,7%), chè (giảm 19,6%)… Kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2021 tăng 29,9% lên 28,7 tỷ USD.

Trong 7 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu tăng lên 188,0 tỷ USD (tăng 35,3%). Và Việt Nam nhập khẩu ròng 2,7 tỷ USD trong kỳ, so với thặng dư thương mại 8,7 tỷ USD trong 7 tháng của 2020. Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 7/2021; bao gồm sắt thép phế liệu (tăng 178,5%), cao su (tăng 135,6%), dầu thô (tăng 120,6%); phân bón (tăng 110,6%) và hạt điều (tăng 105,0%).

Triển vọng tích cực kinh tế Việt Nam 2021
Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid nhưng nền kinh tế vẫn duy trì ổn định, một số mặt tích cực

Xuất nhập khẩu năm 2021 nỗ lực và thành công

“Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ duy trì tăng trưởng khả quan trong phần còn lại của năm 2021. Nhờ nhu cầu bên ngoài gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Do các nền kinh tế lớn đang đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại. Và không có bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Sau khi Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền tệ, tỷ giá”. Trong kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 5,5% so với dự báo trước đó là 6,5%. Ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 5% so với cùng kỳ.

Kịch bản này dựa trên giả định đợt lây nhiễm thứ tư sẽ kéo dài hơn. Nhiều tỉnh, thành khác ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Phải áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19; Thêm nhiều khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch; tỷ lệ tiêm chủng thấp do thiếu nguồn cung cấp vaccine; Việt Nam sẽ không thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong năm nay…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 44 + = 46