Một lô khẩu trang tái chế đã được kịp thời ngăn chặn tung ra thị trường

đồ bảo hộ

Chủ cơ sở đã khai nhận thu mua khẩu trang bị lỗi, hư hỏng của một cơ sở sản xuất khẩu trang tại TP.HCM để tái chế, sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Ngày 23/8, Tổng cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương) cho biết vừa phát hiện một xưởng sản xuất tại tỉnh Đồng Nai thu gom số lượng lớn khẩu trang bị lỗi để tái chế, nhằm bán ra thị trường kiếm lời. Cụ thể, ngày 22/8, Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Đồng Nai phối hợp với Công an của thành phố Biên Hòa đã kiểm tra đột xuất gia đình ông Nguyễn Đăng Giang (50 tuổi, tạm trú ở tổ 31 khu 7, huyện Long Bình) thì khám phá số lượng lớn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc.

Chi tiết sự việc khẩu trang bị lỗi

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 1 tấn khẩu trang y tế. Tương đương 240 ngàn cái khẩu trang. Trong số này có 2.300 khẩu trang y tế đã thành phẩm. Chủ cơ sở khai nhận số khẩu trang y tế này không có hóa đơn chứng từ; là khẩu trang lỗi, hư của các cơ sở sản xuất khẩu trang tại TP.HCM được ông mua lại để tái chế, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.

khẩu trang bị lỗi
Lực lượng chức năng phát hiện hơn 1 tấn khẩu trang y tế

Ngoài số lượng khẩu trang y tế trên, lực lượng chức năng còn phát hiện 3,3 ngàn bao bì giấy, bịch nhựa các loại. Sản phẩm mang nhãn hiệu Skylight, BamBo, Thái Dương và 6 bao nilon đựng khẩu trang y tế. Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính. Đồng thời niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường còn phát hiện kịp thời một vụ vi phạm khác. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thị trường ngày 19 tháng 8 năm 2021; Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường TP HCM phát hiện phương tiện đang dừng đỗ có nhiều dấu hiệu khả nghi. Tại địa điểm Số 428/32 Quốc Lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân; TP HCM

Gần 300.000 sản phẩm vật tư y tế bị bắt giữ tại TP HCM

Tại thời điểm kiểm tra, ông Toản trình bày là tài xế làm thuê cho chủ ngoài miền Bắc và được giao chở chuyến hàng từ Hà Nội vào TP. HCM. Địa điểm phương tiện dừng đỗ là địa điểm được báo xuống hàng và có chủ đến nhận. Theo ông Toản, do ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh Covid-19; hoạt động vận tải khó khăn nên chủ của ông đã nhận chở các loại hàng cho nhiều đối tượng khác nhau. Thông qua trung gian nên không biết mặt. Tại thời điểm bị kiểm tra, ông Toản đã liên hệ về đơn vị. Để tìm chủ sở hữu các lô hàng đến nhận và chịu trách nhiệm; về tính pháp lý của hàng hóa.

Cục QLTT
Sản phẩm vật tư y tế bị bắt giữ

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã liên hệ và được biết lô hàng do ông Toản vận chuyển; thuộc sở hữu của 02 chủ hàng hóa khác nhau. Các chủ sở hữu đã đến nhận hàng và chấp hành quá trình kiểm tra. Kiểm tra chi tiết hàng hóa thuộc sở hữu của ông Phước, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng do Trung Quốc sản xuất. Hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Chủ lô hàng không xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 54 + = 60