Lo ngại về sự an toàn của những tòa nhà chọc trời tại Trung Quốc

Những tòa nhà chọc trời của Trung Quốc lo ngại sự an toàn

Trung Quốc là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực. Thị trường bất động sản tại đây diễn ra vô cùng mạnh mẽ kể cả trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Khi mọi người đang làm việc tại nhà do dịch bệnh thị Trung Quốc lại ưu tiên lấp đầy thị trường bất động sản bằng những tòa nhà chọc trời. Nơi đây sở hữu gần một nửa những tòa nhà chọc trời cao nhất trên toàn thế giới. Cũng chính vì cuộc chạy đua trong lĩnh vực xây dựng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của tòa nhà. Đồng thời, các tòa nhà đều có tình trạng dư thừa không gian văn phòng.

Những tòa nhà chọc trời bên trong trống rỗng

Theo tập đoàn bất động sản Savills, tỷ lệ trống cho không gian văn phòng cao cấp ở trung tâm công nghệ Thâm Quyến đạt 26,4% trong quý 2/2021, tăng 7,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ trống hiện tại ở Bắc Kinh và Thượng Hải, dù không tệ như ở Thâm Quyến, vẫn cao hơn từ 3 đến 9 điểm so với hai năm trước đó.

Những tòa nhà chọc trời bên trong trống rỗng
Trung Quốc sở hữu gần một nửa những tòa nhà chọc trời cao nhất trên toàn thế giới

Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ đầu tư xây dựng quá nhanh trong vài năm qua. Đầu tư của Trung Quốc vào phát triển các tòa nhà văn phòng đã tăng lên hơn 600 tỷ Nhân dân tệ (92,6 tỷ USD) vào năm 2015, từ khoảng 180 tỷ Nhân dân tệ năm 2010 và vẫn ở mức cao cho đến năm 2020.

Các dự án này dựa trên kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu về không gian văn phòng khi chính phủ thúc đẩy chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao. Các tòa nhà được động thổ trong thời gian này hiện đang tràn ngập thị trường. Trong khi đó, sự cải thiện khiêm tốn của thị trường việc làm không đủ để làm giảm tỷ lệ trống so với tình trạng dư thừa nguồn cung này.

Vấn đề không chỉ giới hạn trong một tòa nhà hay một quận. Do đại dịch, xu hướng làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn, thúc đẩy các công ty chuyển địa điểm hoặc giảm quy mô đến các không gian làm việc rẻ hơn, đẩy tỷ lệ trống văn phòng tiếp tục duy trì ở mức cao tại các thành phố của Trung Quốc.

Những tòa nhà chọc trời đang có dấu hiệu của sự rung lắc, sụp đổ

Những tòa nhà siêu chọc trời đã trở thành thương hiệu của Trung Quốc trong 20 năm qua. Khoảng một nửa trong số 100 tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở quốc gia này và nhiều tòa nhà đạt kỷ lục thế giới.

Năm 2015, Tháp Thượng Hải, hiện giữ vị trí là công trình cao thứ hai thế giới, sau tháp Burj Khalifa và đồng thời là tòa nhà cao nhất Trung Quốc, được hoàn thành ngay khi chứng khoán Trung Quốc đang giảm mạnh. Năm 2017, Trung tâm Tài chính Ping An ở Thâm Quyến khai trương vào năm 2017, cao thứ 4 thế giới tại thời điểm đó.

Năm 2017 cũng là năm Trung Quốc thống trị bảng xếp hạng các quốc gia có số lượng tòa nhà chọc trời mới nhiều nhất, với 77 trên tổng số 144 tòa nhà được xây dựng trên toàn thế giới. Trong đó, Thâm Quyến là thành phố sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời mới nhất với 12 công trình.

Giờ đây, Trung Quốc đang phải suy nghĩ lại về cuộc chạy đua xây dựng các tòa nhà chọc trời, cả về mặt hiệu quả kinh tế và sự an toàn khi quốc gia này ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn chất lượng công trình. Vào tháng 5, các nhà chức trách đã phải đóng cửa một tòa tháp 72 tầng ở Thâm Quyến do tình trạng rung lắc không rõ nguyên nhân.

Nỗi lo của những nhà chức trách và phát triển dự án

Các vụ sập tòa nhà không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc

Đất nước này được cho là có các tiêu chuẩn xây dựng lỏng lẻo trong khi tốc độ đô thị hóa tăng chóng mặt trong những thập kỷ gần đây đã dẫn đến thực trạng các tòa nhà được xây dựng một cách vội vàng. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề có thể xảy ra, nguy hiểm nhất chính là đổ, vỡ gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sinh sống cạnh đó.

Các vụ sập tòa nhà không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc
Sập tòa nhà ở Trung Quốc đã không còn là chuyện hiếm gặp

Sau sự cố ngày 18.5, mạng xã hội Trung Quốc lập tức xôn xao với hơn 780 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn bình luận về đề tài này. Nhiều cư dân mạng bày tỏ lo lắng về các tiêu chuẩn xây dựng. Một người bình luận: “Thâm Quyến không nên sử dụng lại tòa nhà rung lắc này. Nó nên bị phá dỡ”.

“Ở các thành phố ngày nay, không có gì đảm bảo về chất lượng của những tòa nhà chọc trời như thế này”, một người khác nói.

Chính sách cấm xây nhà chọc trời của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đang lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung. Và các khoản nợ trong lĩnh vực bất động sản. Vào tháng 7/2021, họ đã đưa ra một lệnh cấm xây các “tòa nhà siêu chọc trời”. Chúng cao hơn 500 mét và hạn chế các tòa nhà cao hơn 250 mét.

Khi hiệu quả kinh doanh liên tục giảm sút. Chủ đầu tư các tòa nhà chọc trời bước vào cuộc chiến sinh tồn. Tháng 6/2021, nhà phát triển bất động sản văn phòng và thương mại hàng đầu Trung Quốc là Soho. Ông đã phải bán phần lớn cổ phần cho Blackstone. Một công ty quản lý tài sản thay thế lớn nhất thế giới. Với giá 3 tỷ USD sau ba năm liên tiếp thua lỗ từ 2018 đến 2020. Một số nhà phát triển khác như Greenland Holding Group. Họ đã chuyển trọng tâm từ văn phòng sang nhà ở để giảm tải khó khăn.

CapitaLand, nhà phát triển bất động sản lớn ở Singapore có nguồn thu lớn nhất đến từ thị trường Trung Quốc, cũng đã có một sự thay đổi mạnh mẽ. Ngoài việc chuyển nhượng một phần bất động sản, công ty xác định hậu cần và trung tâm dữ liệu mới là trọng tâm đầu tư vào Trung Quốc trong tương lai.

Giải quyết tình trạng dư thừa văn phòng rỗng

Tại khu tài chính Futian của Thâm Quyến. Một tòa nhà 65 tầng đã trống đến 70% ở thời điểm tồi tệ nhất. Một nguồn tin từ thị trường bất động sản cho biết. Trong khi hoạt động cho thuê đã tăng lên phần nào. Giá thuê hàng tháng trên mỗi mét vuông vẫn ở mức 200 Nhân dân tệ (30 USD). Nó tương đương khoảng 60% mức trước đại dịch.

Giải quyết tình trạng thừa văn phòng
Nhiều tòa nhà vẫn đang trong tình trạng rỗng bên trong

Các chính quyền địa phương đang hành động để tránh tình trạng thừa văn phòng. Thành phố Nam Ninh vào tháng 10 năm ngoái cho biết. Họ sẽ cho phép chuyển đổi văn phòng và trung tâm mua sắm thành nhà ở. Nếu chúng đáp ứng các điều kiện nhất định. Chẳng hạn như nó cung cấp các cơ sở giáo dục. Tháng 4 vừa qua, thành phố đã thông báo. Họ đã phê duyệt một số dự án chuyển đổi theo mô hình trên.

Bên cạnh nỗi lo dư thừa nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà chọc trời cũng làm dấy lên những quan ngại về gánh nặng nợ bất động sản. Nó đang hết sức căng thẳng tại Trung Quốc. Nó có khả năng gây ra bất ổn lớn cho hệ thống tài chính. Và nó đe dọa trực tiếp đến đà phục hồi của nền kinh tế.

Cập nhật thêm những bài viết mới nhất về Bất động sản thế giới cùng với mcnifica nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 63 − = 57