Liệt kê 5 điều lưu ý bạn cần lưu ý khi thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

Liệt kê 5 điều lưu ý bạn cần lưu ý khi thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

Người Việt Nam chúng ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống thờ cúng của tổ tiên. Vì vậy, khu vực thờ cúng luôn luôn được đặt ở vị trí linh thiêng và trang nghiêm nhất trong ngôi nhà, là nơi con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên. Phòng thờ như một nhịp cầu nối âm – dương giữa người đã khuất và con cháu của họ. Chính vì lẽ đó, việc bố trí phòng thờ hợp phong thủy được rất nhiều gia chủ quan tâm. Dưới đây là 5 lưu ý trong phong thủy phòng thờ để mang lại tài lộc và bình an cho gia đình bạn.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

Thờ cúng tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông bao gồm cả Việt Nam. Đây hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?
Thờ cúng tổ tiên

Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, trên bàn thờ mỗi gia đình, dõi theo, động viên, trợ giúp, phù hộ cho con cháu trong cuộc sống. Không giống như như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam:

Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Thờ cúng tổ tiên phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại, là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau.

Những lưu ý khi thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

Những lưu ý khi thiết kế phòng thờ hợp phong thủy
Lưu ý khi thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

Hướng và vị trí của bàn thờ

Theo phong thủy, bàn thờ trong mỗi ngôi nhà nên tuân theo nguyên tắc “nhất vị nhị hướng”. Cụ thể, với một không gian mang tính chất tâm linh như phòng thờ thì cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” tức là đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành, tránh luồng năng lượng xấu.

Bên cạnh đó, khi bố trí vị trí phòng thờ và bàn thờ, bạn cần tránh đặt ở những vị trí sau:

  • Khi thiết kế phòng thờ và vị trí bàn thờ, tránh đặt cửa phòng thờ đối diện với cửa ra vào trong ngôi nhà ví dụ cửa chính, cửa hậu hay bất cứ cửa của một phòng nào khác. Bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng vào nhà vệ sinh, phía trên bàn thờ không được là nhà vệ sinh, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào nhà vệ sinh hay bếp đun.
  • Khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ.
  • Cấm kỵ đặt bàn thờ ở những cung xấu như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát. Phía bên phải ban thờ khi đứng lễ bao giờ cũng có khoảng cách rộng hơn phía bên trái ban thờ. Bàn thờ đại kỵ đặt ở vị trí nhìn ra hai hướng sau: Đông Bắc, hướng Tây Nam vì là hai vị trí hướng Ngũ Quỷ.

Kích thước, màu sắc, cách trang trí và bày biện ban thờ

Kích thước

Theo các chuyên gia phong thủy, kích thước bàn thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch). Kích thước ban thờ nên phù hợp với không gian cụ thể của căn nhà. Với những nhà có diện tích quá nhỏ hẹp thì có sử dụng ban thờ treo trên tường còn với những căn nhà có diện tích rộng, ngoài việc nên bố trí một phòng thờ riêng thì gia chủ nếu sử dụng những tủ thờ sẽ làm cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng.

Màu sắc

Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, theo quan niệm phong thủy màu vàng tuợng trưng cho hành Thổ – biểu tuợng của trung tâm, màu đỏ mang sắc thái Hỏa chủ về hướng thượng, thiên về yếu tố tinh thần…Những không gian này ưa dùng những màu đơn sắc, ít phối hợp phức tạp quá nhiều màu mà nghiêng về sự đồng bộ và thuần nhất để tạo sự tĩnh lặng.

Trang trí và bày biện ban thờ

Theo dân gian, ban thờ biểu tượng cho bầu trời. Theo lẽ đó, hai góc ngoài của ban thờ phải có hai cây đèn hoặc nến để tượng trưng cho mặt trời- phần dương (đặt phía bên trái ban thờ) và mặt trăng – phần âm (bên phải ban thờ). Bát hương ở giữa để tượng trưng cho tinh tú. Bàn thờ tổ tiên được coi như tầng trời nên cần phải thanh tịnh. Vì thế trừ những ngày lễ tết ra thì đồ lễ nên chỉ là hương hoa, đèn, trà, quả, oản. Ngoài ra không nên có đồ mặn của trần gian.

Nguyên tắc chiếu sáng phòng thờ

Vì là nơi trang nghiêm, yên tĩnh, ấm cúng trong ngôi nhà nên phòng thờ nên sử dụng ánh sáng vàng ấm, tránh để tạo ra cảm giác âm u, lạnh lẽo. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng quá nhiều ánh sáng hay hệ thống chiếu sáng trong phòng thờ, chỉ cần bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng; không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Nếu màu sơn tường trong phòng thờ là màu sáng, bạn cũng không nên lắp quá nhiều bóng đèn.

Thông thường, phòng thờ thường có diện tích nhỏ do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi. Khi hành lễ cúng bái. Nếu tường có treo hoành phi. Câu đối hay tranh nên bố trí hai đèn âm tường mỗi bên bức tranh.

Bố trí hoành phi câu đối trong phòng thờ

Trong văn hóa truyền thống của người Việt; không gian thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình đều dành một phần trang trọng nhất. Để treo những bức hoành phi, câu đối. Hoành phi thường được sơn son chữ vàng; có bức hoành phi hình cuốn thư. Chữ viết trên hoành phi đều tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên; ghi tụng công đức của tổ tiên, ghi lại những lời răn dạy con cháu; hoặc thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình.

Hai bên bàn thờ còn có đôi câu đối. Ngoài dùng trang trí, đôi câu đối còn ghi lại những lời răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống; ca ngợi truyền thống của dòng họ hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng. Mỗi gia đình đều lựa chọn chỗ trang trọng nhất để đặt bàn thờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng bài trí phòng thờ đúng phong thủy. Một vài lưu ý quan trọng trên trong việc sắp xếp; lựa chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên sẽ giúp gia đình bạn luôn ấm êm, bình an.

Một số điều kiêng kỵ trong bài trí phòng thờ

Một số điều kiêng kỵ trong bài trí phòng thờ
Những điều kiêng kỵ trong bài trí phòng thờ

Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ

Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch. Nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng; ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch. Cúng tế hay hợp tuổi gia chủ; người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

Kiêng kỵ về người lập bàn thờ

Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí. Không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ; chứ không nhất thiết phải nhờ người khác; cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.

Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ

Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày. Những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ; nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu; bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ

Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi; hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc. Tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.

Tóm lại

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thật vậy, theo quan niệm của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa của người Việt nói riêng, bàn thờ là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh; vì vậy nên tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên được kế thừa từ đời này sang đời khác, trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính vì điều này mà nơi thờ cúng tổ tiên hay là bàn thờ gia tiên nên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và hợp phong thủy.

Trong những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ chạp hay những ngày tiệc tùng. Lễ tết thì con cháu thường bày hoa quả, mâm cỗ cúng, chén rượu trắng lên bàn thờ cùng hương khói với mong ước khấn cầu tổ tiên về tham dự cùng con cháu, cũng như chứng dám lòng thành của con cháu. Với ý nghĩa thiêng liêng đó thì vị trí sắp xếp bàn thờ gia tiên hợp phong thủy cũng như cách bài trí bài thờ gia tiên đúng quy luật là rất quan trọng đối với mỗi gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 7 = 2