Làm thế nào để bạn có thể xây nhà trên nền đất yếu?

Làm thế nào để bạn có thể xây nhà trên nền đất yếu?

Khi tiến hành xây dựng một ngôi nhà, người chủ đầu tư không chỉ phải quan tâm tới đường nét kiến trúc để cho ngôi nhà của mình có được diện mạo thật hoàn hảo mà còn phải quan tâm đến vấn đề an toàn của toàn bộ khối nhà. Trong đó, việc xây nhà ở trên nền đất yếu, cách khắc phục và xử lý chống lún nứt là một việc vô cùng quan trọng. Vậy chủ đầu tư sẽ cần phải làm gì khi ngôi nhà của mình được xây dựng trên một nền đất yếu như thế? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết của mcnifica.com dưới đây, bạn sẽ có được một số kinh nghiệm cơ bản để áp dụng vào khổ đất của mình.

Thế nào là nền đất yếu?

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng. Thông thường, đất yếu được hiểu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình xây dựng bên trên. Như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập,… Không đủ độ bền và bị biến dạng.

Nguồn gốc của đất có thể là nền đất vườn, ao hồ hay đất ruộng, đất ven sông. Sau đó được gia chủ san lấp để sử dụng làm diện tích xây dựng nhà ở. Để xây nhà trên nền đất yếu điều quan trọng là phải xây móng nhà thật vững chắc. Móng nhà là bộ phận dưới cùng của ngôi nhà. Nó nằm sâu trong lòng đất. Vì thế giống như một cái cây, rễ có vững chắc, bám sâu vào đất thì cây mới bền vững trước sóng gió, bão táp và các ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thế nào là nền đất yếu?
Xây nhà trên nền đất yếu cần phải có móng vững chắc

Móng nhà cũng được ví như bộ rễ cây. Cần phải đảm bảo sự chắc chắn, an toàn cho công trình của gia đình bạn. Vì thế khi bạn sở hữu lô đất mượn, đất ao, ruộng, gần hồ sông dễ bị xâm thực thì việc xây dựng nền móng càng trở nên quan trọng, việc xử lý nền móng sẽ phức tạp hơn nhiều.

Khó khăn khi xây nhà trên nền đất yếu

Tất nhiên đối với một nền đất cứng, chắc chắn thì quá trình thi công làm móng và nhà sẽ rất dễ dàng và tốn kém ít chi phí hơn nhiều. Nhưng đối với nền đất yếu các kỹ sư phải dựa vào kinh nghiệm thi công để có thể tăng khả năng chịu trọng lực nhà lên móng giúp nhà vững chắc, không nghiêng, lệch, nứt, lún…

Đặc biệt đối với những gia chủ có ý định xây biệt thự thì công đoạn xử lý móng càng cần được chú ý. Vì vậy, khi biết mình sẽ xây nhà trên nền đất yếu các gia chủ cần tính kỹ. Xác định việc lựa chọn cách xây móng nhà trên đất yếu. Bởi chọn kiểu móng nhà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như điều kiện nền đất và trọng tải nhà là nhà cấp 4 hay biệt thự, nhà phố cao tầng,…

Cách xây nhà trên nền đất yếu thật vững chắc

Việc xây dựng nhà trên nền đất yếu không thể thực hiện được theo cách xây dựng nhà trên đất nền vững chắc được. Bởi nó thường xảy ra tình trạng nứt tường, lún sụt, thậm chí là bị nghiêng nhà. Chính vì vậy, để có thể xây dựng nhà trên nền đất yếu, gia chủ cần phải có giải pháp về thiết kế và thi công hợp lý. Theo đó, những nguyên tắc sau đây cần được đảm bảo thi hành:

Khảo sát địa chất kỹ càng

Khảo sát địa chất kỹ càng
Cần tiến hành khảo sát khi xây nhà trên nền đất yếu

Mỗi một mảnh đất sẽ có kết cấu khác sau. Do đó, trước khi xây dựng nhà, gia chủ cần bàn bạc và giao cho đơn vị thi công, đơn vị thiết kế buộc phải tiến hành việc khảo sát địa chất kỹ càng ngay tại vị trí mà gia chủ dự định xây nhà. Mục đích của việc làm này là nhằm xác định được độ sâu nào. Lớp đất nào sẽ phù hợp nhất cho việc làm móng. Nền đất yếu có rất nhiều cách nhận biết. Như nhìn bằng mắt, phương pháp định tính, định lượng hay dùng các loại máy đo đạc. Khi khảo sát địa chất và biết được nền đất yếu thì bạn có thể có những biện pháp để xử lý nền đất trước khi xây dựng.

Lựa chọn cách xây dựng thích hợp

Sau khi đã tiến hành khảo sát xong, đơn vị thiết kế và thi công cần phải tính toán và lựa chọn các giải pháp. Sao cho phù hợp với đặc thù của vị trí đất xây nhà. Đối với loại đất nền yếu, có hai giải pháp chính để khắc phục. Đó là thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi phần móng. Để thay đổi kết cấu của đất thì phải đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì thế, giải pháp thay đổi kết cấu móng thường được lựa chọn nhiều hơn cả. Một số loại móng thường áp dụng như móng đơn, móng bê tông cột sắt, cọc khoan nhồi,….

Trên đây chúng tôi đã bật mí cho bạn là một số giải pháp xây nhà trên nền đất yếu. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho các bạn có một ngôi nhà mơ ước. Không chỉ đẹp về thiết kế mà còn bền vững với thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 2 + = 11