Các trường hợp có thể làm ban công nhô ra ngoài đường

Nhà độc lạ

Hiện nay, diện tích nhiều căn nhà phố tương đối nhỏ nên để tăng diện tích nhà người ta nới rộng ban công ra ngoài đường. Trên thực tế, có nơi cho phép người dân cơi nới ban công ra đường, nhưng có nơi lại nghiêm cấm. Vì vậy, nhiều người muốn biết những trường hợp nào cho phép ban công nhô ra ngoài đường và được phép nhô ra bao nhiêu mét. Để mọi người hiểu rõ tường tận và tuân thủ luật xây dựng, mời các bạn tham khảo bài viết đã được tổng hợp thông tin dưới đây của chúng tôi.

Vai trò của ban công nhà

Ban công là nơi để tận hưởng ánh nắng mặt trời. Trong nhiều kiến trúc nhà ở hiện nay người ta không coi trọng lắm công dụng thực sự của ban công. Đó là chiếc cầu nối giữa không gian trong và ngoài ngôi nhà, đặc biệt là đối với nhà diện tích nhỏ bó bách chật hẹp bao quanh bởi những công trình khác. Mặc dù kích thước không lớn, nhưng tại ban công ta có thể tận hưởng quang cảnh, thư giãn khi mỗi khi mệt mỏi.

Vai trò của ban công nhà
Kiến trúc nhà ở hiện nay

Tại các thành phố do những hạn chế của điều kiện khách quan, nhiều gia đình dùng ban công để làm sân phơi, nơi giặt giũ và đặt thêm một số thiết bị cần thiết khác, đó là cách tận dụng không gian rất hiệu quả. Nhiều gia đình cũng sử dụng ban công để làm nơi tiếp khách vô cùng thú vị, độc đáo.

Ban công tạo ra sự thông thoáng, tránh sự bí bách, chật chội cho các phòng ngủ ở những ngôi nhà phố, nhà ống. Hoặc đơn giản chỉ là xây ban công để tạo bóng râm trước cửa.

Điểm một số trường hợp ban công được phép nhô ra

Trường hợp 1

– Thứ nhất, nếu chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Trường hợp này sẽ cho phép các chi tiết kiến trúc trang trí, ô-văng, ban công,… được nhô ra ngoài đường. Nếu chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ; thì không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Theo Quy chuẩn năm 2019 định nghĩa về chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ như sau:

– “Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Chỉ giới này nhằm phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông; hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng và phần đất được xây dựng công trình”.

– “Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Chỉ giới này nhằm phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không”.

Trường hợp 2

– Thứ hai, không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường như:

+ Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè.

+ Không làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố, hệ thống cây xanh.

+ Đảm bảo tính đồng bộ về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố.

+ Đảm bảo tuân thủ các quy định về PCCC và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.

Ban công đẹp
Trường hợp ban công được phép nhô ra

Như vậy, các chi tiết cấu tạo kiến trúc trang trí, các sê-nô, ô-văng, ban công; và phần mái đua nhô ra ngoài đường cần phải đảm bảo quy định nêu trên. Đồng thời, phải được thiết kế đồng bộ trên cả tuyến/dãy phố. Và do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc quy chế về quy hoạch kiến trúc tại từng khu vực quy định.

Do đó, để biết chính xác với thửa đất của mình khi xây nhà có được làm ban công, ô-văng,… nhô ra ngoài đường hay không; thì bạn cần xem đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc quy chế về quy hoạch kiến trúc tại nơi đó.

Quy định về diện tích mà ban công được phép nhô ra

Căn cứ vào quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì vấn đề về việc xây ban công được quy định như sau:

Những bộ phận cố định

– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m; mọi bộ phần đều không được nhô quá lộ giới đường đỏ cho phép.

– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m so với mặt vỉa hè trở lên; các bộ phận cố định bao gồm ô-văng, ban công, mái đua (trừ mái đón, mái hè) được phép xây vượt chỉ giới đường đỏ. Điều kiện:

+ Độ vươn ra (tính từ mép ngoài của phần nhô ra tới chỉ giới đường đỏ) sẽ phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới. Đồng thời, phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè ít nhất 1m và tuân thủ quy định xây dựng của khu vực.

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải được tập nhịp điệu; hoặc có thức thống nhất trong kiến trúc, cảnh quan và cả tổng thể khu vực.

Như vậy, ban công nhà được đua tối đa 1,4m. Khu vực ban công phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường điện. Đồng thời, gia chủ không được phép xây thành lô-gia hay buồng.

Đối với nhà trong ngõ có ban công nhô ra

Với đường ngõ thì ban công được đua ra bao nhiêu mét? Ở trong ngõ, hẻm, nếu có hệ thống đường dây điện nổi đi qua thì ban công phải đảm bảo các quy định hành lang an toàn.

Ban công phải cách đường dây điện ít nhất 0,7m với loại dây điện có vỏ bọc. Đồng thời cách tối thiểu 1m với đường dây điện trần. Thông thường, xây nhà ống trong ngõ, ban công của các nhà được đua ra một cách hợp lý và san sát, chiều rộng gần như tương đương nhau.

nhà trong ngõ
Ban công nhô ra

Trường hợp hẻm quá nhỏ, không được phép đua ban công. Nếu cố tình, chủ nhà sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

Hình phạt cho việc đua ban công sai phép

Đua ban công khi xây nhà nằm trong phạm vi tổ chức thi công xây dựng. Vì thế, khi đua ban công sai giấy phép xây dựng được cơ quan chức năng cấp, sẽ phạt hành chính như sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng với nhà riêng lẻ ở nông thôn.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng với nhà xây riêng lẻ ở thành phố, khu đô thị.
  • Phạt tiền từ 30.00.000 – 50.000.000 đồng với dự án đầu tư công trình.

Trên đây là bài viết cung cấp những kiến thức cơ bản về việc xây dựng ban công. Hy vọng bạn sẽ nắm được thông tin để tuân thủ đúng pháp luật về xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 7 = 1