Tìm hiểu các loại mái nhà phổ biến và chi phí từng loại

Lợp mái

Hiện nay có 4 kiểu xây dựng mái phổ biến trong xây dựng nhà phố. Nếu chia theo kiểu mái thì có mái bằng và mái thái. Còn nếu như chia theo quy cách thi công thì gồm có mái tôn, mái bê tông cốt thép, mái ngói hệ vì kèo sắt, mái bê tông ngói. Tùy theo biện pháp thi công, nhân công, chi phí vật tư, diện tích sàn của tầng mái mà mỗi loại mái có một cách tính giá thành khác nhau. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại mái nhà nêu trên cũng như cách tính chi phí của từng loại trước khi thi công, xây dựng.

Mái nhà là gì?

Tổng thể kiến trúc ngôi nhà không thể xem là hoàn thiện nếu như thiếu mất phần thiết kế mái nhà. Thành phần mái được đặt ở vị trí trên cùng của căn nhà; với chức năng bao phủ toàn bộ cấu kiện bên trong. Có thể nói, mái nhà chính là “tấm lá chắn” vũng chắc bảo vệ gia đình trước mọi tác nhân của môi trường. Cũng vì vậy mà việc thi công các loại mái nhà; đòi hỏi các điều kiện như cách nhiệt, chống thấm, chắc chắn, độ bền cao.

Hầu như các gia đình Việt Nam thường lựa chọn kiểu mái nhà hình khối chóp nhiều cạnh. Những khu dân cư đông đúc xây dựng nhà ở với mái phẳng hoặc mái vòm cong. Nguyên nhân hình thành bởi điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Các hình thức mái trên phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm, đảm bảo duy trì tuổi thọ lâu dài.

mái nhà hình khối chóp
Mái nhà ở các gia đình Việt Nam

Xây dựng mái nhà là bước thi công quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng lâu năm của chủ nhân. Việc triển khai bền đẹp và chắc chắn giúp gia đình không gặp phải vấn đề trong quá trình sử dụng. Từ đó hạn chế tối đa các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng; khi trải qua tình trạng thời tiết xấu như mưa lớn hoặc lũ quét.

Mái thái – Loại mái nhà phổ biến nhất hiện nay

Mái nhà có cấu trúc kiểu thái rất phổ biến trong các công trình nhà phố hiện nay. Cả thành phố lẫn nông thôn đều ưa chuộng sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói, rất phù hợp cho nhà phố tân cổ điển.

Ưu điểm tạo điểm nhấn trong kiến trúc như mái nhà xưa; đảm bảo khả năng chống nóng hiệu quả trong ngày hè. Độ dốc đặc trưng của kiến trúc mái thái khiến những hạt mưa rơi xuống không bị ồn, không bị đọng nước.

Mái bằng cho những ngôi nhà hiện đại

Mái bằng như tên gọi phần mái được đổ sàn bê tông cốt thép bằng phẳng; có ưu điểm chịu tải tốt dễ dàng lắp đặt hệ thống nước nóng, bồn nước lạnh. Phù hợp cho nhà phố mang phong cách hiện đại.

Đặc điểm và cách tính chi phí mái lợp tôn

Cả mái bằng và mái thái đều có thể lợp tôn. Thi công mái lợp tôn sẽ được tính hệ số chi phí 30% diện tích sàn mái. Ví dụ sàn mái 100m2 thì diện tích xây dựng mái tôn là 30m2 được tính thẳng vào phần thô của công trình. Thi công mái tôn bằng cách sử dụng xà gồ sắt hộp gia công chắc chắn vào bê tông mái. Thanh xà gồ được hàn dính chặt vào nhau. Lợp tôn lên đóng đinh chắc chắn.

Thi công mái
Mái lợp tôn

Ưu điểm mái tôn chi phí rẻ do cách thi công đơn giản, vật tư tôn thường rẻ. Có nhiều loại chủ đầu tư có thể lựa chọn cho phù hợp như tôn nhựa, tôn lạnh 1 lớp, tôn mát 3 lớp, tôn cán sóng. Mái tôn thấm dột sẽ rất dễ phát hiện và xử lý.

Nhược điểm mái tôn độ bền về lâu dài không thể nào bằng mái bê tông cốt thép, hay nhà phố mái ngói. Mái tôn khi mưa xuống tạo âm thanh lớn. Về hiệu quả chống nóng thấp hơn so với mái btct và mái ngói.

Đặc điểm và cách tính chi phí mái nhà bằng bê tông cốt thép

Là hình thức đổ sàn mái bằng bê tông cốt thép gồm cát, đá, xi măng, cốt thép. Được đóng coffa tạo thành các ván khuôn, bên dưới là hệ xà gồ cùng cây chống để chống đỡ. Tấm tôn được đóng đinh vào xà gồ trải bạc phía trên, gia công lắp đặt cốt thép cuối cùng là đổ bê tông vào khuôn tạo thành sàn mái.

Ưu điểm mái bê tông cốt thép rất bền, chi phí vừa phải được phần đông chủ đầu tư lựa chọn, cách nhiệt chống nóng tốt. Chi phí tính 50% diện tích sàn mái. Thời gian thi công cũng tương đối nhanh.

Mái bê tông cốt thép thường được thi công thêm ốp lát gạch sàn mái và seno để chống thấm an toàn cho ngôi nhà về lâu dài. Chi phí này không nằm trong gói xây thô hay hoàn thiện cơ bản. Tùy nhu cầu chủ đầu tư có thể làm hoặc không.

Mái nhà bằng ngói dùng hệ vì kèo

Mái ngói có cách thi công gần tương tự như mái tôn bao gồm xà gồ sắt hộp; có thêm các sắt hộp nhỏ hơn được gọi là li tô dùng để cố định ngói. Khoảng cách giữa các li tô là 27 cm. Ngói nung có các gờ để đặt lên li tô và các ngói xếp chồng lên nhau. Người ta lợp ngói từ thấp lên cao, các rìa ngoài và trên đỉnh chóp sử dụng ngói rìa. Các ngói đều khớp nhau với gờ cố định đảm bảo nước không chảy thấm qua mái.

Mái nhà bằng ngói dùng hệ vì kèo
Ưu điểm của mái ngói 

Ưu điểm của mái ngói có rất nhiều chủng loại ngói nung hoặc ngói composite. Khác với ngói nung ốp chồng lên nhau, ngói composite phải sử dụng đinh vít bắn định vị vào hệ vì kèo. Chi phí mái ngói hệ vì kèo được tính 70% diện tích sàn mái. Nếu mái thái sẽ phải tính diện tích theo độ dốc của mái.

Đặc điểm và chi phí của mái bê tông dán ngói

Mái bê tông dán ngói là hình thức thi công ưu việt hơn dùng hệ vì kèo. Sử dụng bê tông cốt thép để cố định ngói. Tương tự như đổ sàn nhưng cách đóng coffa giống với cầu thang để làm mái thái. Tạo gờ để ốp ngói lên trên thay cho li tô sắt.

Mái bê tông dán ngói rất bền tuy nhiên kinh phí cao nhất trong 4 loại mái được tính 100% diện tích sàn mái. Nếu chủ đầu tư muốn bền, đẹp thì hãy sử dụng loại mái này nhé.

Thi công mái được tính vào phần thô. Tuy nhiên vật tư chủ đầu tư phải tự mua nếu không chọn gói xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay. Nhà thầu sẽ cung cấp nhân công hoàn thiện cho hạng mục này. Nếu chủ đầu tư giao cho nhà thầu thi công, chi phí sẽ tính theo đơn giá của chủng loại vật tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 38 + = 40