Danh sách những loại móng nhà được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Cấu tạo

Để vững chắc, một ngôi nhà phải có hệ thống móng chắc chắn nhất. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về các loại móng nhà chưa? Bạn có từng tìm hiểu qua và nghiên cứu chúng? Nếu bạn chưa hoặc chỉ biết một ít thì hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin về lĩnh vực này nhé. Chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng những thông tin này để có thể tự tin cung cấp cho người đọc những kiến ​​thức chính xác nhất. Từ đó khi có nhu cầu xây nhà bạn cũng biết được loại móng nào và cách xây dựng như thế nào cho phù hợp với địa thế và ngôi nhà của mình.

Điểm mặt một số loại móng nhà phổ biến hiện nay

Móng hay còn được gọi là nền móng, nó là hạng mục xây dựng nằm ở phía dưới cùng của một công trình. Móng có chức năng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh và động của công trình truyền xuống. Sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất. Trong hạng mục xây dựng dân dụng thì móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn.

Móng đơn – Loại móng nhà có chi phí thấp

Móng đơn là loại móng có giá tiền rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo; và mác bê tông (trong trường hợp dùng móng bê tông cốt thép). Loại móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau; và thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.

Loại móng nhà có chi phí thấp
Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột

Vì được gọi là móng đơn cho nên nó nằm riêng lẻ, mặt bừng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,… Tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của móng đơn.  Loại móng này có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp; và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố và xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn.

Móng băng hay thấy trong công trình dân dụng

Là loại móng được dùng trong các công trình dân dụng. Bởi vì giá thành của nó vừa phải và độ lún đồng đều. Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tưởng hoặc có sự giao cắt. Ở những đất nền yếu, độ lún không đều thì không chỉ đầm đất cho chặt; mà còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

Móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình; hoặc sử dụng cách đào móng song song với nhau và thi công trong khuôn viên đó. Loại móng này thường là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Móng bè dành riêng cho đất nền yếu

Với những vùng thi công có đất nền yếu, nước nhiều với nguy cơ lún không đồng đều; thì ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát thì các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này cho công trình.

Móng bè sẽ được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều; tải trọng của công trình lên nền đất và giúp giải tỏa sức nặng. Tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Móng cọc – Móng nhà dành cho đất nền cứng

Để có thể đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu để đến được tầng đất cứng thì có thể dùng móng cọc. Móng cọc gồm cọc và đài cọc, có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Ưu điểm là móng này thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý cho mọi khách hàng.

Móng nhà dành cho đất nền cứng
Hình ảnh móng cọc

Để có một công trình được đánh giá là bền vững thì ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, yếu tố tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.

Cách chọn loại móng phù hợp cho ngôi nhà

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.

  • Nếu nền tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
  • Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu. Có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
  • Nếu nền có lớp trên yếu, lớp dưới tốt: Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt. Rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.

Khi lớp đất yếu kho dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất tren mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép. Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.

Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi: Dùng móng băng có chiều dày thay đổi. Tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn. Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt. Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 3 + 6 =